Home » » 10 bìa tạp chí đẹp nhất 2008 !

10 bìa tạp chí đẹp nhất 2008 !

Mr[K]id | 08:11 | 1nhận xét
The New Yorker, 17/11/2008



Hình minh họa trên bìa tạp chí do Bob Staake vẽ. Hình vẽ này thể hiện mặt trăng bị lõm vào một cách tinh tế để tạo thành chữ cái O trong tên của tờ tạp chí và trong tên của vị tổng thống mới được bầu, sáng rực trên Tòa nhà tưởng niệm tổng thống Lincoln.

Hình ảnh trang bìa này có nghĩa là: “Hiện nay mọi thứ đều rất ổn – chúng ta lại có được đất nước theo đúng nghĩa của nó”.


New York, số ra ngày 24/03/2008




Khi trang bìa này xuất hiện, các tạp chí danh tiếng và cả Hiệp hội những nhà biên tập tạp chí Mỹ đều nhất trí đó là trang bìa của năm. Nhân vật trên trang bìa là thống đốc bang New York Eliot Spitzer. Ông đã bị phát hiện có dính dáng đến một đường dây gái gọi cao cấp trong khi trước đó ông nổi tiếng cứng rắn trong việc chống lại mại dâm ở New York.

Tác giả của bức biếm họa này là Barbara Kruger, một họa sĩ theo trường phái vẽ tranh khái niệm nổi tiếng. Bức hình này không chỉ ám chỉ ông Spitzer mà còn ám chỉ đàn ông nói chung.

Rolling Stone, 10/07/2008




“Ít hơn - tốt hơn” là lời kêu gọi của những người theo trường phái hiện đại và những nhà thiết kế theo trường phái này trên khắp thế giới. Trong các tờ tạp chí, đặc biệt là trên các trang bìa, các giám đốc phụ trách nghệ thuật đang cố gắng thuyết phục các biên tập viên sử dụng ít chữ hơn hoặc phông chữ nhỏ hơn để mang lại hiệu quả cao hơn. Một trang bìa có thể chuyển tải thông tin đến độc giả tốt nhất thông qua sức mạnh của sự tưởng tượng. Các tờ tạp chí thường làm như vậy vào những dịp kỷ niệm hoặc khi có sự ra đi của những thần tượng hoặc những nhân vật nổi tiếng.

Trên bìa tạp chí là tấm hình quyến rũ của ông Obama do Peter Yang thực hiện. Chỉ thông qua hình ảnh, tấm hình này đã nói lên một vài thông điệp như: Tờ tạp chí này không ngần ngại thể hiện sự ủng hộ Obama. Thông qua hình ảnh trên trang bìa, chúng ta có thể thấy số ra đó sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin mang tính riêng tư về ứng cử viên này. Hình ảnh ông Obama trên trang bìa cho độc giả thấy ông Obama không chỉ là nhân vật Số 1 mà ông cũng là một người hết sức bình thường như chúng ta.

Điều đó như mời gọi độc giả lật các trang tiếp theo để thỏa mãn trí tò mò về những thông tin liên quan đến vị ứng cử viên da màu này. Trang bìa này cũng đả kích lối tư duy thường gặp đó là những hình ảnh trang bìa hay nhất phải là những hình ảnh bắt mắt. Vậy liệu những nhà thiết kế có thể bỏ chữ, sử dụng một hình ảnh khác thường và có thể thành công không? Câu trả lời là tất nhiên là có.

Entertainment Weekly, 03/10/2008




Khi tạp chí The New Yorker cho đăng bức chân dung của Michelle và Barack Obama của Barry Blitt trên trang bìa trong vai của những kẻ khủng bố cực đoan (ảnh nhỏ), nó đã gây ra các cuộc tranh luận nảy lửa. Tờ này đã gặp rắc rối và phải giải thích ngụ ý châm biếm của mình cho cả thế giới.

Trong thời điểm đó tạp chí Entertainment Weekly cho xuất bản với nhân vật trang bìa là Stephen Colbert và Jon Stewart (ảnh lớn). Tờ tạp chí này đã thành công khi chỉ ra hành động điên rồ thường thấy của một quy trình chính trị.

Bằng cách nhái lại trang bìa gốc của New Yorker, tờ tạp chí này đã đạt được thành công. Ngoài việc làm cho độc giả được một phen cười vỡ bụng, tạp chí này còn đưa ra những lời bình luận về cuộc tranh luận một cách hài hước.

Trong hài kịch, việc lựa chọn đúng lúc quyết định tất cả. Và việc lựa chọn đúng thời điểm, tinh thần và thực hiện trang bìa này đã giúp cho tờ tạp chí này nổi tiếng hơn và thậm chí còn xoa dịu sự ác ý không có chủ định do trang bìa gốc gây ra. Thật là tài tình!

The Economist, 23/2/2008




Tạp chí The Economist nổi tiếng với những trang bìa khác lạ. Trong trường hợp xấu nhất họ có thể hơi vụng về, còn nếu làm hết khả năng của mình thì họ là một tạp chí xuất sắc. Tạp chí này cũng nằm trong danh sách những tạp chí lớn.

Khi viết về những di sản để lại của chủ tịch Cuba Fidel Castro, tạp chí này không phác họa những thứ đã trở thành biểu tượng trong thời trai trẻ hào hùng của Fidel mà lại chỉ ra một sản phẩm quan trọng khác trong thời kỳ cầm quyền của ông đó là Habano: Loại sì gà Cuba được ưa chuộng trên toàn thế giới.

Một loại sì gà đặc biệt được mô tả là Cohila. Cohila từ lâu được xem như một đặc quyền dành cho các thành viên trong chính phủ Cộng sản Cuba và cuối cùng loại sì gà này cũng được bán rộng rãi ở mọi nơi, tất nhiên là trừ Mỹ. Cohila đã trở thành loại sì gà hảo hạng trên toàn thế giới. Đó là thứ duy nhất mà Cuba có thể làm ra được mà cả thế giới phải khao khát hoặc cần đến ngoài âm nhạc.

Hình ảnh chiếc gạt tàn và điếu thuốc được sử dụng một cách thâm thúy. Nó cho thấy di sản này cuối cùng cũng trở thành đống tro tàn và cũng sẽ nhanh chóng bị tiêu tan. Đây là một hình ảnh công phu và châm biếm, được thiết kế để kêu gọi những độc giả của Economist, những người có cơ hội được hút một đến hai điếu sì gà như vậy trong đời.

Interview tháng 9/2008




Trên bìa tạp chí là hình ảnh siêu mẫu Kate Moss gợi lại và làm mới hình ảnh thời hoàng kim của tạp chí này vào những năm 1970. Khi đó tạp chí này đại diện cho phong cách nghệ thuật dựa trên nền văn hóa dân gian và truyền thông đại chúng và nhân vật nổi tiếng của New York và là tờ tạp chí phát ngôn cho phong cách nghệ thuật của Andy Warhol.

Trong nhiều năm qua, cũng giống với tất cả những tờ tạp chí khác, cách thức để hiệu quả và phong cách trình bày của tạp chí này cũng thay đổi. Nhưng sự nhân cách hóa hiện nay tạo nên danh tiếng cho giám đốc đồng sáng tạo Fabien Baron, người trước đây đã từng sáng tạo ra các mốt chữ ký cho Harper’s Bazaar và Calvin Klein, khôi phục một chút danh tiếng trong quá khứ, đặc biệt với việc liên tục sử dụng số lượng lớn các bức ảnh.

Và mặc dù tạp chí gần như không dám đưa một nhân vật nổi tiếng lên trang bìa, thì tạp chí này đã sử dụng hình ảnh của siêu mẫu Kate Moss một cách hiệu quả bằng cách che khuôn mặt của cô với một chiếc mặt nạ dành cho phụ nữ và biến bức ảnh thành một tác phẩm nghệ thuật.

Đường nét màu đỏ đan chéo nhau đã tạo nên sức mạnh truyền cảm và sử dụng kết hợp giữa màu đỏ truyền thống, màu đen và màu trắng rất thành công trong các hình vẽ mang tính tranh luận. Còn dòng chữ lại tuyên bố một cách khôi hài về hình ảnh được thiết kế lại của tạp chí “Hình ảnh mới, Pussycat”. Và ở đâu đó Andy đang mỉm cười mãn nguyện.

Porfolio tháng 12/2008





Đây là một trong những trang bìa cho thấy thứ chúng ta thấy trên phố Wall và gợi lên nỗi buồn thực sự về những gì đã xảy ra với nước Mỹ và cả thế giới, hậu quả của cuộc suy thoái tài chính hiện nay.

Chúng ta có thể thấy được sức mạnh của tranh ảnh trên trang bìa này – hình ảnh một con bò ngã gục trên phố Wall.

Từ lâu hình ảnh con bò đã trở thành biểu tượng của sự thống trị, phát triển, lạc quan và sức mạnh Mỹ. Chỉ có một ý kiến phản đối đó là có quá nhiều chữ trên trang bìa. Hãy thử hình dung hiệu quả mà trang bìa mang lại sẽ mạnh hơn nếu như có ít hoặc không có dòng chữ nào trên đó.

Los Angeles tháng 9/2008




Chúc mừng cho sự sáng tạo. Liệu có bao nhiêu trang bìa hay nhất mà chúng ta được chiêm ngưỡng lại dùng đến hình ảnh nhàm chán và có thể đoán được để minh họa cho những gì tốt nhất có thể? Trên trang bìa này chỉ cần sử dụng một chiếc bút mực, không hơn.

Trang bìa này vừa mang phong cách hiện đại, vừa mang phong cách cổ. Nó buộc bạn phải dừng lại ngắm nhìn vì kiểu chơi chữ ấn tượng.

The Virginia Quarterly Review mùa thu 2008





Thường được các tổ chức nghề nghiệp trích dẫn nội dung, tờ tạp chí The Virginia Quarterly Review cũng luôn có những trang bìa mang tính sáng tạo. Một trong những bí quyết của tạp chí này là hình thức đơn giản, rõ ràng. Hình thức trình bày này giống nhau ở tất cả các số xuất bản.

Trang bìa đặc biệt này tách một bức ảnh đen trắng đơn giản của một phụ nữ đang ngủ với điểm nhấn chính của tấm hình. Điểm nhấn là một hình xăm người anh trai đã mất trên vai cô, người đã tự vẫn sau khi thực hiện nghĩa vụ lần thứ hai tại Iraq.

Việc chuyển trọng tâm của bức ảnh đã làm cho hiện thực trở nên đảo ngược: nạn nhân đã mất vẫn còn sống trong giấc mơ của người em gái và cuộc sống của cô có thể mất đi mục tiêu vì cô đã mất đi thứ quý giá của đời mình. Không cần đề cập đến vị trí của người anh trai trong cuộc chiến tranh Iraq, đây là một trang bìa buồn, gợi lên sự cảm thông và oán hận sâu sắc.

Mad tháng 9/2008




Bạn có thể cùng lúc vừa ngu ngốc vừa thông minh hay không? Cổ lỗ hay thực sự đáng cười? Bạn không phải đọc tạp chí Mad để ca ngợi tạp chí giàu truyền thống về tranh biếm họa tài tình và những chú thích mang tính văn hóa bình dị. Dù có ngắm nhìn trang bìa này bao nhiêu lần bạn cũng không thể nhịn cười.

Tạp chí này có nhiệm vụ phải làm như vậy trong nhiều năm nay và giống như tất cả các tờ tạp chí xuất bản khác, nó cũng có rất nhiều lần không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhưng trong một vài năm vừa qua, những trang bìa của tạp chí Mad đã quay trở lại cuộc chơi của mình và trang bìa này đã thể hiện điều đó.

Nhân vật trên trang bìa là Alfred E. Neuman, một nhân vật hư cấu. Nhân vật này xuất hiện trên trang bìa nhiều hơn cả những người nổi tiếng như Martha Stewart hay nữ hoàng truyền hình Oprah.

Lượm lặt
Share this article :

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

hay ,vui

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2011. Mr[K]id's Zone - All Rights Reserved
Have a nice day!